Khoa Vật liệu xây dựng

Pineapple

Các thầy cô giáo khoa Vật liệu xây dựng
Giới thiệu

Khoa Vật liệu xây dựng là cơ sở đầu tiên trong cả nước đào tạo kỹ sư ngành Công nghệ kỹ thuật vật liệu xây dựng. Được hình thành và phát triển từ năm 1966, Khoa Vật liệu xây dựng đã có những bước phát triển nhanh chóng về đội ngũ cán bộ và xây dựng các chương trình đào tạo. Khoa có nhiều đóng góp cho sự nghiệp đào tạo lực lượng cán bộ tham gia công tác trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực vật liệu xây dựng. Khoa Vật liệu xây dựng cũng là đơn vị mạnh, đạt nhiều thành tích trong hoạt động khoa học công nghệ.

Lịch sử phát triển

Trường Đại học Xây dựng Hà Nội được thành lập từ Khoa Xây dựng - Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội theo Quyết định số 144/CP ngày 08/8/1966 của Hội đồng Chính phủ. Với nhu cầu phát triển trong công cuộc xây dựng đất nước và lực lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy được bổ sung, tháng 9 năm1966, ngành Vật liệu xây dựng thành lập 2 bộ môn: Bộ môn Vật liệu xây dựng đại cương (sau này gọi là Bộ môn Vật liệu xây dựng) do thầy Lê Đỗ Chương làm Chủ nhiệm bộ môn; Bộ môn Vật liệu xây dựng chuyên ngành (sau này đổi tên là Bộ môn Công nghệ Vật liệu xây dựng) do thầy Đỗ Thúc Tuấn làm Chủ nhiệm bộ môn. Thời kỳ này, Trường sơ tán từ Lạng Sơn về Hà Bắc.

Năm 1971, Khoa Vật liệu xây dựng - Kỹ thuật vệ sinh được thành lập, tách ra từ Khoa Xây dựng - trường Đại học Xây dựng, bao gồm ba chuyên ngành đào tạo: Vật liệu xây dựng, Cấp thoát nước, Thông gió - Cấp nhiệt. Ban chủ nhiệm Khoa đầu tiên gồm: thầy Lê Đỗ Chương, thầy Trần Cát và thầy Đỗ Văn Kỉnh. Sau đó (1975 - 1982), Ban chủ nhiệm Khoa có ba thầy: Nguyễn Tấn Quý, Trần Ngọc Chấn và Ngô Văn Sức. Thời kỳ này Trường sơ tán ở Hương Canh - Vĩnh Phú.

Năm 1983 - 1984: Trường chuyển về Hà Nội; Khoa Vật liệu xây dựng - Kỹ thuật vệ sinh được bố trí về khu Phúc Xá - Ba Đình, Ban chủ nhiệm khoa lúc này gồm các thầy: Trần Ngọc Chấn, Phùng Văn Lự, Nguyễn Hữu Thi (1983 - 1986).

Năm 1986 - 1987: Khoa Vật liệu xây dựng - Kỹ thuật vệ sinh được đổi tên thành  Khoa Vật  liệu xây dựng - Kỹ thuật môi trường. Khoa bao gồm 6 bộ môn và 1 phòng thí nghiệm, gồm: Công nghệ vật liệu xây dựng, Vật  liệu xây dựng, Hoá học, Vi khí hậu công trình, Cấp thoát nước, Nhiệt kỹ thuật và Phòng Nghiên cứu vật liệu xây dựng. Ban chủ nhiệm khoa là các thầy Nguyễn Hữu Thi, Bùi Văn Bội.

Năm học 1988 - 1989, Khoa Vật liệu xây dựng được thành lập, tách từ Khoa Vật liệu xây dựng- Kỹ thuật môi trường. Khoa Vật liệu xây dựng gồm 3 bộ môn và 1 phòng thí nghiệm duy trì cho đến hiện nay: Bộ môn Công nghệ vật liệu xây dựngBộ môn Vật liệu xây dựngBộ môn Hoá họcPhòng Thí nghiệm và nghiên cứu vật liệu xây dựng.

Năm 1989, Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng vật liệu xây dựng nhiệt đới (NC&ƯDVLXDNĐ) được thành lập theo Quyết định số 975/QĐ-TCCB ngày 14 tháng 8 năm 1989 của Bộ trưởng Bộ Đại học - Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề (nay gọi là Bộ Giáo dục và Đào tạo). PGS.TS. Bùi Văn Bội được bổ nhiệm là Giám đốc Trung tâm (1989-1999). Trung tâm là đơn vị kết hợp với Khoa trong công tác đào tạo, thực hiện triển khai các nhiệm vụ khoa học công nghệ, tư vấn, đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn…

Năm 2000, Phòng Thí nghiệm và nghiên cứu vật liệu xây dựng được Bộ Xây dưng cấp giấy chứng nhận về thí nghiệm và kiểm định chất lượng vật liệu xây dựng theo Quyết định thành lập số 188/QĐ-BXD ngày 28 tháng 1 năm 2000 với mã LAS-XD115.

Năm 2014, Viện NC&ƯDVLXDNĐ được chuyển đổi từ Trung tâm NC&ƯDVLXDNĐ theo Quyết định số 1544/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Viện hoạt động theo Nghị định số 115/ 2005/NĐ-CP được ban hành ngày 05 tháng 9 năm 2005.

So với những ngày đầu mới được thành lập đầy khó khăn, thiếu thốn phải sơ tán trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, từ Tiểu Than - Gia Lương - Hà Bắc đến Tam Canh - Hương Canh - Bình Xuyên - Vĩnh Phú, đội ngũ thầy cô, cán bộ viên chức của Khoa Vật liệu xây dựng đã có bước trưởng thành mạnh mẽ về số lượng và chất lượng. Hiện nay, Khoa Vật liệu xây dựng có 46 cán bộ viên chức đương nhiệm và thỉnh giảng, trong đó có 39 cán bộ giảng dạy gồm: 02 Giáo sư, 11 Phó giáo sư, 02 Tiến sỹ khoa học, 15 Tiến sỹ, 11 Thạc sỹ, 08 kỹ sư, cử nhân và có 02 Nhà giáo ưu tú.

Khoá sinh viên đại học đầu tiên của ngành Vật liệu xây dựng (hiện nay được đổi tên là ngành Công nghệ kỹ thuật vật liệu xây dựng) tuyển sinh năm 1966, thuộc Khoa Xây dựng, là khoá 11 của Trường Đại học Xây dựng Hà Nội. Ngành Công nghệ kỹ thuật vật liệu xây dựng bậc đại học được tuyển sinh và đào tạo liên tục từ năm 1966 đến nay. Năm 2020, Khoa Vật liệu xây dựng bắt đầu tuyển sinh bậc cử nhân ngành Kỹ thuật vật liệu. Năm 2021, Khoa bắt đầu tham gia chủ trì đào tạo chuyên ngành Vật liệu xây dựng thuộc chương trình đào tạo kỹ sư chất lượng cao Việt- Pháp (PFEIV).

Năm 1977, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội được Nhà nước giao nhiệm vụ đào tạo nghiên cứu sinh theo Quyết định số 97/TTg ngày 11 tháng 3 năm 1977. Đến năm 1991, Nhà nước có Quyết định số 55/HĐBT ngày 9 tháng 3 năm 1991 cho phép Trường Đại học Xây dựng đào tạo bậc thạc sĩ. Ngành Kỹ thuật vật liệu trình độ thạc sĩ được bắt đầu đào tạo từ năm 1998.

Từ năm 1966 đến nay, Khoa Vật liệu xây dựng đã đào tạo được hơn 3500 kỹ sư ngành Công nghệ Kỹ thuật Vật liệu xây dựng; hơn 200 thạc sỹ và 22 tiến sỹ ngành Kỹ thuật vật liệu.

Trong những năm qua, khoa Vật liệu xây dựng đã thu được nhiều kết quả trong việc đưa khoa học và công nghệ vật liệu xây dựng phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Các kết quả nổi bật trong hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của Khoa được tóm tắt theo một số hướng chủ yếu sau:

  • Hoạch định chính sách phát triển vật liệu xây dựng
  • Ứng dụng vật liệu xây dựng mới vào xây dựng
  • Nghiên cứu sử dụng phế thải cho mục đích phát triển xây dựgn bền vững
  • Cải tiến công nghệ vật liệu xây dựng theo hướng hiện đại hoá, nâng cao chất lượng vật liệu, tiết kiệm năng lượng và tài nguyên.
  • Đào tạo bậc đại học ngành Công nghệ kỹ thuật Vật liệu xây dựng, ngành Kỹ thuật vật liệu và chuyên ngành Vật liệu xây dựng (PFEIV); đào tạo trình độ thạc sỹ và tiến sỹ ngành Kỹ thuật Vật liệu.
  • Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực vật liệu và các lĩnh vực có liên quan
  • Quản lý cán bộ và sinh viên thuộc Khoa.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Trưởng khoa:            PGS.TS. Hoàng Vĩnh Long

Phó trưởng khoa:      PGS.TS Văn Viết Thiên Ân

                         PGS.TS. Nguyễn Ngọc Lâm

Đội ngũ cán bộ

  • Giảng viên: 39 người, trong đó có: 13 giảng viên cao cấp, 13 giảng viên chính; và 13 giảng viên
  • Viên chức hành chính/ phục vụ đào tạo: 08
  • Nhà giáo ưu tú: 02
  • Giáo sư: 02; Phó giáo sư: 11
  • Tiến sĩ khoa học: 02; Tiến sỹ: 15; Thạc sỹ: 11; Đại học, cử nhân: 08

Bậc đại học

a) Ngành/ chuyên ngành đào tạo:

  • Công nghệ kỹ thuật vật liệu xây dựng
  • Ngành Kỹ thuật vật liệu
  • Chuyên ngành Vật liệu xây dựng (trình độ kỹ sư)

b) Hệ đào tạo

  • Hệ chính quy:
  • Trình độ cử nhân (bậc 6): thời gian đào tạo 4 năm;
  • Trình kỹ sư (bậc 7): thời gian đào tạo 5 năm (với người học có bằng tốt nghiệp bậc 6 đúng ngành);
  • Hệ song bằng, bằng 2: người học được bảo lưu điểm của những học phần có nội dung và khối lượng kiến thức tương đương có trong chương trình văn bằng thứ nhất;
  • Hệ vừa học vừa làm: thời gian đào tạo thường dài hơn so với hệ chính quy 0,5 năm;
  • Đại học hệ liên thông: cho đối tượng tốt nghiệp đúng ngành hoặc ngành gần ở bậc cao đẳng.

Bậc sau đại học

  • Trình độ Thạc sỹ ngành Kỹ thuật vật liệu với thời gian đào tạo 1-2 năm
  • Trình độ Tiến sỹ ngành Kỹ thuật vật liệu với thời gian đào tạo 3-4 năm
  • Đào tạo cử nhân/ kỹ sư có phẩm chất chính trị, đạo đức, có kiến thức và có khả năng học tập suốt đời; có những năng lực và kỹ năng chuyên sâu để có thể chủ trì giải quyết các vấn đề liên quan đến hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai và vận hành các quá trình sản xuất, ứng dụng và nghiên cứu phát triển các loại vật liệu, vật liệu mới; tăng hiệu quả sử dụng của vật liệu, góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; có năng lực nghiên cứu khoa học, đổi mới và sáng tạo đáp ứng sự phát triển đất nước trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế.
  • Đào tạo thạc sỹ/ tiến sỹ: có phẩm chất chính trị, đạo đức, có kiến thức và có khả năng học tập suốt đời; có kiến thức liên ngành sâu rộng, có khả năng sáng tạo, phát triển kết quả nghiên cứu cơ bản, ứng dụng các công nghệ nguồn thành các giải pháp công nghệ, quy trình quản lý, thiết kế trong lĩnh vực vật liệu;  có kiến thức rộng trong lĩnh vực sản xuất vật liệu, có kỹ năng nghiên cứu và tư duy độc lập, sáng tạo để có thể thích ứng trong lĩnh vực lao động sản xuất đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, có trách nhiệm nghề nghiệp và ý thức phục vụ cộng đồng vì sự phát triển bền vững của đất nước và hội nhập quốc tế.
  • Cán bộ viên chức của khoa Vật liệu xây dựng đã tham gia, chủ trì nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp Tỉnh, cấp Trường; thực hiện nhiều dự án sản xuất thử nghiệm và chuyển giao công nghệ và các dự án khoa học công nghệ quốc tế. Các kết quả nổi bật trong hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của Khoa tập trung theo một số hướng chủ yếu sau:
  • Hoạch định chính sách phát triển vật liệu xây dựng
  • Ứng dụng vật liệu xây dựng mới vào xây dựng
  • Nghiên cứu sử dụng phế thải cho mục đích phát triển xây dựgn bền vững
  • Cải tiến công nghệ vật liệu xây dựng theo hướng hiện đại hoá, nâng cao chất lượng vật liệu, tiết kiệm năng lượng và tài nguyên.
  • Với mục tiêu và nội dung đào tạo vừa rộng vừa chuyên sâu, sau khi tốt nghiệp từ Khoa Vật liệu xây dựng, người học có khả năng làm việc trong nhiều đơn vị, lĩnh vực:
  • Các công ty sản xuất, gia công vật liệu, chế tạo vật tư và thiết bị dân dụng, thiết bị công nghiệp, trong nhiều ngành nghề: gốm sứ, thủy tinh, xi măng, bê tông; polyme- composite, sơn, nhựa, hóa chất, phụ gia, khai thác chế biến khoáng sản…
  • Tư vấn giám sát, quản lý, kiểm soát chất lượng vật liệu và thi công các dự án xây dựng.
  • Các công ty sản xuất và kinh doanh vật liệu trong nước cũng như của nước ngoài.
  • Các cơ quan đào tạo và nghiên cứu khoa học như Trường, Viện trong lĩnh vực vật liệu.
  • Các Cơ quan quản lý và kiểm định chất lượng nguyên vật liệu như: các Bộ ban ngành, Hải quan, Trung Tâm tiêu chuẩn đo lường chất lượng…
  • Có nhiều cơ hội học tập ở bậc cao hơn do tính liên thông của ngành vật liệu ở các trường đại học, các viện nghiên cứu ở trong và ngoài nước.
  • Địa chỉ: Phòng 314 và 315 nhà A1, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, số 55 Đường Giải Phóng, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Điện thoại: 02438693571               DĐ: 0865.163.929
  • Website: https://vatlieu.huce.edu.vn/
  • Email: vatlieu@huce.edu.vn